Trong khi khu Đông đang trong lộ trình quy hoạch đầu tư trở thành khu đô thị sáng tạo thì khu Nam Sài Gòn đã có những bước tiến nhảy vọt, tiên phòng trở thành đại đô thị kiểu mẫu hiện đại.
Hạ tầng ngàn tỷ đồng
Vài năm trở lại đây, UBND TPHCM liên tục đầu tư vào khu Nam Sài Gòn để phát triển giao thông hạ tầng với mức vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó có hơn 830 tỷ đồng đầu tư xây dựng nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.
Công trình này sau khi hoàn thành sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường chính, giúp giao thông khu vực hạn chế tình trạng ùn tắc, tạo tiền đề kết nối với trung tâm thành phố nhanh chóng.
Nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ là đầu mối giao thông quan trọng kết nối khu Nam Sài Gòn với các khu vực khác.
Ngoài ra, TPHCM cũng liên tục mở rộng các tuyến đường huyết mạch của khu Nam Sài Gòn. Trong đó cụ thể là kế hoạch mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ lên 6-8 làn xe, xây dựng cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm,..Song song đó tuyến đường Lê Văn Lương cũng sẽ nới rộng ra hơn 15m, tái xây dựng 4 cây cầu sắt đã xuống cấp gồm: cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Dơi, cầu Rạch Tôm.
Còn với đường Nguyễn Văn Tạo đã quy hoạch lộ giới 60m, chiều rộng 16m cũng nằm trong kế hoạch quy hoạch của thành phố. Và cùng với đó là đang xem xét mở rộng thêm một tuyến đường song hành với Nguyễn Văn Tạo, chạy dài từ Nguyễn Bình đến vành đai 4.
Ngoài ra, dự án tuyến Metro số 4 từ Quận 12 đến Hiệp Phước – Nhà Bè, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Nguyễn Khoái, cao tốc Bến Lức – Long Thanh,..cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện giúp kiến tạo một diện mạo hoàn toàn mới ở hành lang kinh tế Nam Sài Gòn.
Lợi thế đường thủy
Bên cạnh sức hút đầu tư bởi các dự nghìn tỷ, khu Nam Sài Gòn cũng là vị trí đắc địa phát triển mô hình vận tải đường thủy. Nơi đây hội tụ 4 cảng lớn của Việt Nam dọc theo tuyến sông Soài Rạp, gồm: cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An.
Bên cạnh lợi thế các cảng lớn, TPHCM cũng đang có kế hoạch xây dựng khu đô thị cảng Hiệp Phước với mục tiêu đưa Sài Gòn “tiến ra biển Đông”. Khu vực này được kỳ vọng sẽ là cảng biển thuộc top lớn nhất Đông Nam Á. Siêu dự án này có quy mô lên đến 3.900ha trong đó có ⅓ diện tích dùng làm khu đô thị mới, dự kiến sẽ thu hút hơn 250.000 chuyên gia và người lao động đến sinh sống.
Song song đó, tuyến phà biển TP.HCM – Vũng Tàu cũng đã khởi công kết hợp với các tuyến phà hiện hữu như phà Bình Khánh, phà Cần Giờ – Cần Giuộc. Khu Nam Sài Gòn được ví như một công trường “không ngủ”, liên tục thức giấc bởi những đại công trình trọng điểm nhằm đáp ứng tốc độ đô thị hóa sôi động bậc nhất TPHCM.
Sức nóng từ bất động sản khu Nam Sài Gòn đang lan tỏa mạnh mẽ đến các khu đô thị vệ tinh lân cận
Sức nóng đại đô thị kiểu mẫu
Nhờ vào vị trí đắc địa cùng cơ sở hạ tầng liên tục nâng cấp hoàn thiện, bất động sản tại khu Nam ngày càng có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư. Tiêu biểu phải kể đến khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng tiên phong trong việc quy hoạch bài bản và đồng bộ hóa hệ thống quản lý, tạo một diện mạo mới mẻ cho khu vực phía Nam Sài Gòn.
Bên cạnh đó, khu Nam Sài Gòn cũng là nơi hội tụ làng đại học của một trường top đầu như Đại học RMIT, Đại học Tôn Đức Thắng và một số trường chuẩn bị ra mắt như Đại học Văn Hiến, Đại học Kinh Tế,…điều này thu hút một lượng lớn sinh viên đến sinh sống và học tập, đồng thời gia tăng tiện ích giáo dục cho khu vực phía Nam.
Hiện tại, bất động sản phía Nam đang ngày càng “nóng” lên, tiêu biểu là giá đất tại đường Nguyễn Hữu Thọ rơi vào khoảng 100 triệu đồng/m2, còn trục đường Lê Văn Lương khoảng 50 triệu đồng/m2, tăng hơn 80% so với năm 2016. Tất cả nhờ vào các cú hích hạ tầng, sự quy hoạch bài bản và các tiện ích quá vững chắc giúp cho bất động sản Nam Sài Gòn trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhu cầu đầu tư và an cư.